Hưởng ứng tháng ATGT quốc gia, hành động vì trẻ em, trường Tiểu học Cổ Nhuế 2B đã tổ chức hướng dẫn kỹ năng tham gia lưu thông đường bộ cho các bạn học sinh. Trong chương trình, các bạn học sinh đã được hướng dẫn ngồi sau xe máy an toàn; những điều cần chú ý khi ngồi sau xe máy, xe đạp; quy định đội mũ bảo hiểm, đội mũ đúng cách khi tham gia giao thông… Bên cạnh đó, các chú CSGT còn liệt kê các lỗi vi phạm thường gặp khi chạy xe trên đường để các bạn học sinh nắm được.Từ đó, các bạn biết được những điều kiện bắt buộc đối với người lái xe và người ngồi sau tay lái khi tham gia giao thông.

Mời các bạn đến với tiết học an toàn giao thông vô cùng thú vị qua ghi nhận của phóng viên Báo TNTP:

Ngày hội giao thông an toàn 1

Tiết học ATGT của các bạn học sinh trường Tiểu học Cổ Nhuế 2B.

Ngày hội giao thông an toàn 2

Các cô giáo hướng dẫn các bạn làm thế nào để lên xe máy an toàn…

Ngày hội giao thông an toàn 3

…cũng như đội mũ bảo hiểm đúng cách.

Ngày hội giao thông an toàn 4

Các cô chú đến từ Khoa Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Học viên Cảnh sát nhân dân giúp các bạn học sinh tìm hiểu các biển báo giao thông.

Ngày hội giao thông an toàn 5

Những bài học về biển báo giao thông sẽ giúp các bạn nhận diện và tham gia giao thông an toàn hơn!

Ngày hội giao thông an toàn 6

Bên cạnh đó, chương trình cũng xây dựng những tình huống mà các bạn cũng như người lớn không nên làm khi tham gia giao thông. 

Ngày hội giao thông an toàn 7

Các bạn học sinh hào hứng tham gia buổi học vô cùng bổ ích.

Ngày hội giao thông an toàn 8

Cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Hương chia sẻ: “Trường tiểu học Cổ Nhuế 2B là một trong 2 trường tiểu học của quận Bắc Từ Liêm dạy thí điểm chương trình An toàn giao thông do sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xây dựng. Là năm thứ 2 dạy thử nghiệm nội dung này, thầy cô, phụ huynh và học sinh nhà trường nhận thấy tác dụng của bộ tài liệu là rất lớn, giáo dục cho học sinh ý thức và trách nhiệm của bản thân khi tham gia giao thông. Trong quá trình dạy thử nghiệm, nhà trường luôn trao đổi, tham vấn ý kiến, phối hợp với các thầy cô giáo, các bạn sinh viên khoa Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Học viện CSND để tìm ra những cách làm hiệu quả, phù hợp nhất với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, phù hợp với nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh tiểu học. Từ đó hình thành cho học sinh thói quen, hành vi và kỹ năng xử lý các tình huống giao thông mà học sinh gặp trên đường, giúp các em có ý thức, thái độ tích cực và hành vi, kỹ năng chuẩn mực khi tham gia giao thông”.